Răng Sâu Bị Vỡ Lớn

Share:


Răng sâu bị vỡ lớn là do răng bị sâu lâu ngày không phát hiện ra, khiến cho răng bị sâu nặng dẫn đến vỡ lớn. Hiện nay, trám răng là giải pháp được bác sĩ chỉ định những trường hợp răng sâu, tuy nhiên răng sâu bị vỡ lớn có khắc phục được bằng hàn trám không?

Nguyên nhân răng sâu bị vỡ lớn


Thông thường, trải qua quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, vi khuẩn sẽ hình thành và phát triển trong điều kiện khoang miệng, hoạt động mạnh mẽ ở các mảng bám trên răng và gây nên tình trạng sâu răng. Ban đầu, sâu răng tương đối khó phát hiện và chỉ được nhân biết khi trên răng bắt đầu có những triệu chứng như đau nhức, ê buốt…

Theo thời gian, nếu không có giải pháp điều trị kịp thời, vi khuẩn gây sâu răng sẽ tạo thành các axit khi tác động vào các mảng bám. Axit này sẽ tác động lên răng và làm răng yếu đi, bị ăn mòn dần vào sâu trong cấu trúc. Ban đầu, sự ăn mòn này diễn ra chủ yếu ở men răng, sau đó lan rộng vào khu vực ngà răng và tủy răng. Đây cũng là lúc răng sâu bị vỡ lớn, răng bị hư tổn hoàn toàn và không thể thực hiện chức năng ăn nhai như bình thường. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ thường xuyên gặp những cơn nhức buốt ngay cả khi không có sự tác động từ bên ngoài.

Chính vì vậy, ngay khi gặp phải tình trạng răng sâu bị vỡ lớn này, bạn nên lựa chọn một giải pháp điều trị hợp lý để giảm thiểu và ngăn ngừa hậu quả mà nó gây ra đối với cơ thể.

Răng sâu bị vỡ lớn nên nhổ bỏ hay không? Làm thế nào để điều trị tình trạng này?


Theo quan điểm của nhiều người, khi răng sâu bị vỡ lớn và khả năng ăn nhai đã bị tê liệt hoàn toàn, đồng thời các cơn đau buốt đến tận óc đã xuất hiện, nghĩa là răng đã hỏng hoàn toàn. Lúc này, nhổ bỏ răng sâu bị vỡ lớn là lựa chọn mà không ít bệnh nhân lựa chọn nhằm giải quyết tình trạng mà mình gặp phải.

Tuy nhiên, trên thực tế, các bác sĩ nha khoa khuyến cáo rằng, việc thực hiện nhổ răng ngay cả khi răng sâu bị vỡ lớn cũng chỉ nên thực hiện như một giải pháp “cứu cánh” – nghĩa là mọi giải pháp điều trị khác đều không thể mang lại kết quả và răng đã hỏng hoàn toàn. Bởi lẽ, sau khi nhổ răng, bệnh nhân bắt buộc phải nhanh chóng tiến hành trồng lại răng mới để ngăn ngừa hậu quả của tình trạng mất răng gây ra. Đây là một bước hết sức tốn kém cũng như có thể gây nên những tác động nhất định đến sức khỏe.

Trám răng sâu thường chỉ định khi nào?


Trám răng sâu thường được bác sĩ chỉ định khi răng mới chớm sâu hoặc mới hình thành có lỗ sâu nhỏ, răng chưa bị vỡ mẻ quá nhiều.

Theo đó bác sĩ sẽ nạo sạch vết sâu sau đó sử dụng vật liệu trám như composite đối với răng cửa hay amalgan đối với răng hàm phía bên trong để trám bít lên vùng răng sâu vừa được loại bỏ các mô đã bị tổn thương. Thường thì đối với hàn trám sẽ duy trì độ bền được vài năm sau đó sẽ có hiện tượng đổi màu hoặc dễ bị bong tróc.

Răng sâu bị vỡ lớn có trám lại được không?


Chính lý do độ bền không cao của các vật liệu trám thông thường nên đối với các xoang trám cho răng sâu bị vỡ lớn nếu trám răng sẽ chỉ duy trì được trong thời gian không lâu.


Tuy nhiên bạn vẫn có thể được điều trị bằng phương pháp trám răng Inlay/Onlay. Đối với các cách trám răng thông thường, vật liệu trám sẽ được trám trực tiếp lên vùng răng khiếm khuyết. Nhưng đối với Inlay/Onlay, chất liệu trám bằng sứ được tạo hình từ trước nhờ máy mài răng sứ và thiết bị quét dấu hàm mang đến tính chính xác cao. Sau đó miếng trám mới gắn lên răng.


Răng sâu bị vỡ lớn nếu điều trị bằng trám răng Inlay/Onlay sẽ mất nhiều thời gian hơn so với trám răng thông thường nhưng sẽ mang nhiều ưu điểm vượt trội không thua kém gì bọc răng sứ mà chi phí thì thấp hơn bọc răng sứ rất nhiều.

Miếng trám sứ có độ bền lâu dài, tính thẩm mỹ cao hoàn toàn khắc phục được hiện tượng miếng trám bị co lại trong quá trình hóa cứng thường xảy ra đối với cách trám thông thường. Vật liệu trám sứ không bị thấm nước nên không bị đổi màu sau thời gian dài, hạn chế tối đa các bệnh lý răng miệng.

Thêm vào đó, trám răng Inlay/Onlay không phải trải qua việc loại bỏ bớt mô răng thật nên không gây ra xâm lấn răng, là giải pháp cho răng sâu bị vỡ lớn an toàn mà lại vô cùng hiệu quả.

Không có nhận xét nào