Răng Hàm Có Thay Được Không?

Share:

Răng hàm là một trong những nhóm răng rất quan trọng, nó giữ vai trò ăn nhai chính của cả hàm răng, giúp chúng ta nghiền nát thức ăn để việc hấp thu chất dinh dưỡng được tốt hơn. Răng hàm có thay được không? là một thắc mắc của rất nhiều người, thông tin sẽ được giải đáp và chia sẻ  từ nha sĩ trong bài viết dưới đây.

Sơ lược về quá trình phát triển của hàm răng 

Bộ răng sữa của con người có tổng cộng 20 cái bao gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng hàm (hay còn gọi là răng cối). Bộ răng vĩnh viễn của con người gồm có 32 răng gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ, 12 răng hàm lớn (bao gồm cả răng khôn).
 Răng hàm lớn là những răng chịu lực nhai chính của chúng ta là những răng mọc thêm bao gồm 3 răng cuối của mỗi phần hàm trái phải trên dưới (trong trường hợp có răng khôn), còn 2 răng hàm sữa khi thay răng lại trở thành 2 răng hàm nhỏ (hay còn gọi là răng nanh) của chúng ta.
Răng sữa thường thay vào khoảng tuổi từ 6 đến 12 nhưng tùy vào từng bé thì thời gian có thể xê xích.

Răng hàm có thay không? Răng hàm có mọc lại không?

Như chúng ta đều biết, răng sữa đến một thời gian nhất định sẽ rụng đi và thay vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn để đảm bảo độ cứng chắc hơn và giúp việc ăn nhai cũng trở nên tốt hơn với sức khỏe của trẻ.
Với vấn đề răng hàm có thay không thì chúng ta có thể phân chia thành 2 trường hợp như sau:


  • Răng hàm có thay răng:

Đây là trường hợp những chiếc răng hàm ở bộ răng sữa đã mọc trước đó khi đến tuổi thay răng thì bắt đầu lung lay và rụng đi để những mầm răng mới nhô lên. Thường thì răng hàm lớn số 1 và răng hàm lớn số 2 ở cả 2 hàm răng sữa sẽ là những chiếc răng sữa được thay thành răng vĩnh viễn vào khoảng độ tuổi từ 10 – 12 tuổi. Và những chiếc răng hàm có thay răng này sẽ được gọi là răng tiền hàm khi thay răng trở thành răng vĩnh viễn.

(Răng hàm sữa sẽ được thay bằng mầm răng vĩnh viễn bên dưới)
Khi trẻ vào độ tuổi thay răng sữa thì các bậc phụ huynh nên lưu ý không tự nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, các bạn nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám cẩn thận, tùy vào hướng mọc của răng như thế nào thì mới có cách nhổ răng sữa sao cho an toàn.


  • Răng hàm không thay răng:

Trường hợp răng hàm không thay răng là những chiếc răng hàm lớn số 3, hay còn gọi là răng hàm số 6 và số 7 trong bộ răng vĩnh viễn. Vì đây là những chiếc răng vĩnh viễn tự mọc lên mà không thông qua quá trình thay răng sữa như những răng khác trên cung hàm nên nó sẽ không thay răng và cần được mọi người giữ gìn cẩn thận. Đây cũng là những chiếc răng mọc lên sau cùng nhất vào độ tuổi 13 trở đi, chúng sẽ giữ chức năng chính và quan trọng nhất để giúp việc ăn uống hàng ngày của hàm răng được tốt hơn.

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ


Răng hàm là một trong những chiếc răng có chức năng nhai quan trọng nhất trong miệng. Do đó, răng hàm cũng tiềm ẩn nguy cơ bị sâu nhiều nhất. Bởi vậy việc chăm sóc răng miệng tốt cho trẻ để bảo vệ răng hàm cũng như những chiếc răng khác là rất quan trọng.

Trước khi trẻ có răng (6 tháng tuổi)


Cho trẻ uống vài muỗng nước ngay sau khi bú (và ợ).
 Dùng gạc hay vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ sau khi cho trẻ bú hay ăn.

Trẻ 1 tuổi (khi trẻ có 8 răng cửa)

Có thể dùng bàn chải đánh răng có lông mềm với kích thước nhỏ.

Trẻ dưới 3 tuổi

Nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor.

Trẻ hơn 3 tuổi

Sử dụng kem đánh răng trẻ em có fluor, với lượng kem phết lên bàn chải độ bằng hạt đậu. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mặt bên trong.

Kem đánh răng
Thường trẻ không thích kem đánh răng. Nhưng bạn đừng lo lắng, vì chính bàn chải (chứ không phải kem đánh răng) mới làm sạch được các mảng bám trên răng. Nếu trẻ có thể sử dụng kem đánh răng, cha mẹ phải cẩn thận không cho trẻ nuốt kem. Nên sử dụng một lượng rất ít kem đánh răng (chỉ bằng hạt đậu nhỏ, hay phết một lớp thật mỏng trên bàn chải dành cho trẻ em). Kem đánh răng có chứa fluor sẽ làm răng thêm rắn chắc.

Khám răng miệng
Nên cho trẻ khám răng định kỳ (dù không có vấn đề về răng miệng). Bác sĩ răng hàm mặt có thể tư vấn cho cha mẹ về sự phát triển răng của trẻ cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan. Nếu thấy trên răng trẻ có lỗ sâu (hay nghi là sâu), hoặc nếu trẻ bị chấn thương hay đau ở răng, ở miệng, nên liên hệ với bác sĩ răng hàm mặt. Nên cho trẻ đến bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng
Mút ngón tay hay ngậm vú giả kéo dài có thể làm răng trên nhô ra trước. Tập cho trẻ bỏ các thói quen này càng sớm càng tốt (trước khi thay răng cửa vĩnh viễn).

Ăn thêm các bữa phụ có đầy đủ các chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển răng của trẻ. Nhưng tránh ăn quá nhiều đường.

Chính vì lý do răng hàm không thay được nên việc chăm sóc, giữ gìn cho nó là rất quan trọng. Các bậc cha mẹ cần chủ động hơn trong việc bảo vệ răng miệng cho các thiên thần của mình.

Không có nhận xét nào