Răng Đã Lấy Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu?

Share:

Ở một số bệnh nhân, điều trị các bệnh lý trên răng có thể đi cùng với việc lấy tủy để đảm bảo phần tủy chết không gây ảnh hưởng đến xương hàm bên dưới cũng như các răng khác. Do đó, thắc mắc răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu sau điều trị trở thành vấn đề chung của nhiều người. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về trường hợp răng lấy tủy cũng như một số vấn đề cần lưu ý đối với trường hợp điều trị đặc biệt này.

Răng lấy tủy tồn tại bao lâu?


Trong thành phần cấu trúc răng, tủy sống nằm ở phần trong cùng, bên dưới men răng và ngà răng. Đây là một hệ thống liên kết nhiều mạch máu và dây thần kinh, làm nhiệm vụ nuôi dưỡng để răng phát triển và hoạt động bình thường. Do đó, nếu tủy răng bị tổn thương và buộc phải lấy ra khỏi răng, chiếc răng này xem như đã chết và không thể tồn tại lâu trên cung hàm.

Vậy răng lấy tủy tồn tại bao lâu? Thông thường, sau khi lấy tủy, trên răng sẽ diễn ra tình trạng sừng hóa khiến răng dần trở nên giòn đi. Khoảng 15 – 20 năm sau khi tủy đã được lấy khỏi, răng sẽ gãy vỡ dưới sự tác động của lực ăn nhai hoặc do sự tác động của các tác nhân bên ngoài.


Trong trường hợp này, để ngăn chặn tình trạng sừng hóa răng đã lấy tủy và giảm thiểu mối lo về vấn đề răng lấy tủy tồn tại bao lâu, nhiều người lựa chọn giải pháp bọc răng sứ sau khi lấy tủy nhằm bảo vệ răng trước các tác động. Tuy nhiên, trên thực tế, bọc răng sứ chỉ mang đến hiệu quả bảo vệ răng từ bên ngoài và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Cùi răng đã lấy tủy vẫn sẽ tiếp tục quá trình sừng hóa sau khi đã bọc răng sứ, do đó, phương pháp này không thể hạn chế và đẩy lùi tình trạng răng bị mẻ vỡ, cũng như không thể kéo dài quá lâu tuổi thọ của răng lấy tủy trước vấn đề răng lấy tủy tồn tại bao lâu.

Răng đã lấy tủy phải làm sao?


Theo các chuyên gia nha khoa, sau khi điều trị và lấy tủy răng, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường, mặc dù răng lúc này đã không còn cảm giác – hiện tượng “răng chết”. Sau một thời gian, khi răng này bắt đầu có dấu hiệu mẻ vỡ và dần hư hại nặng, lúc này, tốt nhất bạn nên tiến hành nhổ bỏ răng chết và thực hiện trồng lại răng mới. Đây là giải pháp tốt nhất trước vấn đề răng lấy tủy tồn tại bao lâu.


Mặc dù nhổ răng không phải là một giải pháp được khuyến khích trong điều trị nha khoa, song đây là trường hợp hiếm hoi mà việc nhổ răng được các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên ưu tiên thực hiện, bởi dù sớm hay muộn, răng lấy tủy cũng sẽ hỏng và không còn khả năng đảm bảo các chức năng răng được nữa. Chính vì vậy, việc nhổ răng đã lấy tủy mà không cần phải cân nhắc đến vấn đề răng lấy tủy tồn tại bao lâu nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, sau khi nhổ răng, bạn nên nhanh chóng trồng lại răng mới để hạn chế những hậu quả mà tình trạng mất răng gây ra. Việc trồng răng mới cần được thực hiện bởi kỹ thuật hiện đại, an toàn, đồng thời có thể mang lại hiệu quả toàn diện, không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng, mà còn phải đạt hiệu quả ngăn ngừa tiêu xương do mất răng gây ra.

Trong các giải pháp điều trị và phục hình mất răng hiện nay, trồng răng implant là giải pháp mà các chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên áp dụng. Bằng việc trồng trụ implant vào xương hàm, phục hình toàn diện thân răng lẫn chân răng đã mất, giải pháp này đáp ứng tất cả tiêu chí của một phương pháp trồng răng đạt hiệu quả tối đa với khả năng phục hình mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, răng implant sau khi trồng có thể tồn tại trọn đời trên cung hàm một cách vững chắc.

Không có nhận xét nào