Răng Bị Ố Vàng

Share:


Răng bị ố vàng ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ hàm răng, khiến cho bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy tại sao răng bị ố vàng, có cách nào giúp cải thiện màu sắc răng trở nên trắng sáng và giữ được hiệu quả bền lâu không?

1. Nguyên nhân răng bị ố vàng?


Tại sao răng bị vàng có thể kể tới 2 nguyên nhân chủ yếu sau:

* Nguyên nhân răng bị vàng từ bên ngoài:

– Hút thuốc lá:

Bạn có biết tại sao răng có màu vàng bởi hút thuốc lá không? Sở dĩ vì chất nicotine có trong thuốc lá sẽ phá vỡ lớp màng bảo vệ men răng, để lại 1 màu nâu hoặc vàng vĩnh viễn trên răng. Bạn cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, và không loại trừ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

– Đồ uống sậm màu:

Những loại đồ uống như cafe, trà, hay các nước có ga đều là những tác nhân khiến răng ngả màu. Ngoài ra, những thức ăn, đồ uống có chứa màu thực phẩm cũng làm cho răng mất đi độ trắng sáng và bóng tự nhiên. Thực phẩm và đồ uống có tính axit này có thể làm trầm trọng thêm hiện tượng mòn men răng và khiến chất sắc tố chromogen dễ bám vào răng. Nếu bạn không đánh răng hoặc súc miệng kỹ thì về lâu dài răng sẽ bị vàng, ố.

Những loại đồ uống như nước chanh, soda, siro ho, nước ép hoa quả được cho là vô hại với men răng nhưng thực tế, những loại đồ uống này có chứa nhiều axit, đường, khi uống lượng nước tồn đọng lại sẽ bị vi khuẩn chuyển hóa thành những chất có hại với men răng, khiến ngà răng yếu dần sinh ra đốm trắng li ti ở mặt răng, lâu dần chuyển sang màu vàng hoặc nâu đen.

– Cách chăm sóc răng miệng không đúng cách:

Một trong những nguyên nhân bạn không chú ý tới tại sao răng lại bị vàng là từ ngay cách bạn chăm sóc răng miệng của mình. Việc chải răng không đúng cách sẽ tạo ra một lớp màu vàng mỏng bám vào răng, lâu dần lớp màu vàng mỏng này sẽ có màu đậm lên và gây ra hiện tượng răng bị vàng. Những mảng bám trên răng không được làm sạch sẽ phát triển thành cao răng gây ra các bệnh lý về răng miệng.

– Thuốc kháng sinh:

Nếu bạn sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có chứa chất Tetracycline hay Doxycycline thì đây cũng là lí do tại sao răng bị vàng. Sự thay đổi màu răng có thể xảy ra trên toàn bộ răng hoặc chỉ ở 1 vùng nào đó làm cho màu răng không đều. Trong trường hợp nặng, răng còn có thể bị lỗ chỗ, khiếm khuyết và mất đi hình dạng bình thường.

* Nguyên nhân từ bên trong cơ thể:

Trong đó yếu tố di truyền là thường gặp nhất, nếu người mẹ trong quá trình mang thai mà uống quá nhiều các loại thuốc kháng sinh thì nguy cơ trẻ bị vàng răng sau này là rất cao.

Ngoài ra, cũng có 1 số nguyên nhân lý giải rằng do cấu trúc răng cũng có thể dẫn đến tình trạng răng có màu vàng mà không phải màu trắng ngà như thông thường. Điều này bắt đầu ngay từ khi bào thai có phân lớp tế bào đã hình thành lên các tính trạng của răng và màu sắc răng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó, một phần nhỏ nguyên nhân răng bị vàng là do ngà răng tự nhiên của bệnh nhân từ khi sinh ra đã có màu ố vàng, không được trắng sáng.
Và những trường hợp bị vàng răng do yếu tố nội sinh trong cơ thể, không thể can thiệp để chữa bằng các mẹo dân gian mà cần tới sự trị liệu của các phương pháp chuyên khoa.


2. Các biện pháp khắc phục răng bị ố vàng hiệu quả


* Loại bỏ răng bị vàng do thực phẩm
– Chăm sóc răng miệng đúng cách:

Nếu muốn giữ hàm răng trắng và sáng, bạn nên chăm sóc răng miệng thật cẩn thận. Chải răng đúng cách là câu trả lời cho câu hỏi khắc phục tình trạng tại sao răng lại bị vàng. Đó là bí quyết giữ gìn cho răng luôn được sáng bóng. Hàng ngày bạn nên đánh răng 2 lần với kem đánh răng có chứa chất Fluor. Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn thay cho tăm sẽ hỗ trợ bạn loại bỏ được những thức ăn thừa, mảng bám đọng lại trên răng.

– Giải pháp thứ 2 là giải pháp dễ dàng nhất đó chính là hạn chế sử dụng những đồ uống có chất kích thích, có ga hoặc phẩm màu thực phẩm. Tăng cường ăn những thực phẩm có axit malic như dâu tây, táo,… giúp loại bỏ, ngăn ngừa hình thành những mảng bám trên bề mặt răng, giúp làm trắng răng tự nhiên.


* Với trường hợp răng bị vàng do sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều?

Lúc này, chỉ có sự can thiệp của các phương pháp chuyên khoa mới có thể “cứu chữa” được.

Không có nhận xét nào