Chảy Máu Chân Răng Không Cầm Được

Share:


Chảy máu chân răng không cầm được là triệu chứng xảy ra khá phổ biến, cho thấy răng miệng đang có vấn đề cần chữa trị gấp. Theo các chuyên gia nhận định, nếu gặp phải tình trạng chảy máu chân răng kéo dài và không cầm được bạn phải hết sức cẩn thận, bởi đây là biểu hiện ban đầu của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến chảy máu răng không cầm được


Chảy máu răng không cầm được là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý, có cả các bệnh bên trong cơ thể và những căn bệnh liên quan đến răng miệng, trong đó nguyên nhân gây bệnh chủ yếu thường do:

Bệnh về nướu: Đây được xem nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chảy máu răng không cầm được, thông thường có 2 loại bệnh liên quan đến nướu là viêm nướu và viêm nha chu:

Viêm nướu: Là tình trạng viêm nhiễm ban đầu, nướu sưng tấy, kèm theo là các hiện tượng chảy máu răng và đau nhức nhiều, đặc biệt những lúc vệ sinh răng miệng rất dễ bị chảy máu kéo dài.

Viêm nha chu: Đây là cấp độ nặng hơn so với tình trạng viêm nướu, phần nướu bị viêm lây lan sang các răng bên cạnh và ảnh hưởng đến chân răng, có thể gây viêm chân răng, xuất hiện tình trạng chảy máu răng không cầm được.

Cách chăm sóc răng miệng


Nếu sau mỗi bữa ăn chính không thực hiện chải răng hoặc súc miệng kỹ, những mảnh vụn thức ăn còn sót lại sẽ bám dính vào thân răng, các kẽ răng, khi tích tụ nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hình thành lớp vôi răng, lâu ngày sẽ gây bệnh viêm nướu.

Chải răng không đúng cách như chải bằng bàn chải có lông cứng, chải mạnh trực tiếp vào nướu sẽ khiến nướu tổn thương, gây chảy máu không cầm được, đặc biệt là mỗi lần vệ sinh răng miệng.

Các bệnh bên trong cơ thể


Nếu cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin C, K, canxi, photpho,…. hoặc suy dinh dưỡng, ăn uống không đủ chất có thể khiến răng bị chảy máu không cầm được. Đặc biệt là vitamin K, nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu, nếu lượng vitamin này quá ít sẽ khiến máu khó cầm.

Chảy máu răng còn có thể do các bệnh lý như bệnh máu khó đông, giảm tiểu cầu, bệnh tiểu đường, các bệnh về gan,… gây ra.

Ngoài ra, nguyên nhân gây chảy máu răng không cầm được còn có thể do các bệnh lý răng miệng khác gây ra như sâu răng, viêm quanh răng, áp xe răng, tiêu xương chân răng,…

Biện pháp chữa trị chảy máu răng không cầm được


Khi bị chảy máu răng không cầm được, không nên xem thường hiện tượng này, bởi đây là biểu hiện của rất nhiều vấn đề. Vì thế, để biết chính xác nguyên nhân phát sinh triệu chứng này, bệnh nhân phải đến nha khoa thăm khám mới xác định được.

1/ Biện pháp điều trị tạm thời tại nhà

Súc miệng bằng nước muối loãng: Nếu bị chảy máu răng, bạn có thể súc miệng đều đặn mỗi ngày với nước muối ấm loãng sau khi chảy máu răng để ngăn chặn tạm thời tình trạng này.

Sử dụng túi trà lọc: Trà có khả năng diệt khuẩn và giúp răng chắc khỏe, bạn chỉ cần dùng túi trà lọc đã ngâm trong nước sôi để nguội và đắp vào răng khi bị chảy máu khoảng 5 – 10 phút, máu sẽ tạm ngưng trong một thời gian nhất định.

Bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều loại trái cây như bưởi, cam, xoài, dứa,… để giúp hạn chế bớt tình trạng chảy máu răng.

2/ Điều trị dứt điểm chỉ trong 1 lần tại nha khoa

Để điều trị dứt điểm được tình trạng chảy máu răng không cầm được, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng miệng, thực hiện lấy cao răng, điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng đang mắc phải, kê đơn thuốc hỗ trợ điều trị 2 - 3 ngày.

Không có nhận xét nào