Các Nguyên Nhân Gây Hôi Miệng

Share:

Hôi miệng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi cả nam lẫn nữ. Bệnh này không gây những biến chứng nguy hiểm hoặc chỉ có thể là dấu hiệu do các bệnh khác trong cơ thể gây nên. Tuy nhiên, người bị hôi miệng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều tới thái độ, hành vi ứng xử giao tiếp hằng ngày.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hôi miệng, nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động của vi khuẩn trong khoang miệng tới thức ăn và những biến chứng của các căn bệnh như sâu răng, viêm lợi. Một người có thể hôi miệng khi đang mắc phải một số căn bệnh liên quan tới hệ hô hấp, đường tiêu hóa.

Bằng những kiến thức y khoa chuyên ngành, bài viết dưới đây sẽ gửi tới bạn đọc những kiến thức bổ ích liên quan tới các nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến. Từ những nguyên nhân này, các bạn sẽ có được những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Các nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân từ miệng

Nguyên nhân gây chứng hôi miệng đến từ những biến đổi trong khoang miệng, những thay đổi này có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Răng bị sâu tạo thành lỗ hổng to khiến cho vi khuẩn trú ngụ và thức ăn thừa mắc kẹt lại
  • Viêm nhiễm ở lợi, nướu xung quanh răng, chân răng…
  • Thức ăn thừa kẹt lại trong miệng, nhất là các kẽ răng sẽ bị vi khuẩn phân hủy tạo thành mùi hôi.
  • Tuyến nước bọt bị tắc, suy giảm khiến miệng bị khô. Nước bọt có nhiệm vụ giữ cho khoang miệng được ẩm ướt, khi tuyến nước bọt bị ảnh hưởng, khiến độ pH trong miệng thay đổi, một khi axit trong miệng tăng cao cũng lúc vi khuẩn hoạt động phát triển mạnh mẽ.
  • Viêm lưỡi hoặc do thức ăn bám trên bề mặt lưỡi.

Nguyên nhân liên quan tới hệ hô hấp


Các bệnh về mũi xoang như viêm mũi xoang, u bướu vùng mũi xoang (polyp mũi xoang), ung thư, u nhú, đặc biệt viêm xoang do răng gây ra hơi thở có mùi rất khó chịu, có thể ảnh hưởng đến cả những người đứng gần.
Người có dị vật ở mũi, viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi cũng khiến hơi thở có mùi hôi.
Nghẹt mũi do cảm lạnh khiến việc thở khó khăn hơn, hít thở bằng miệng là điều không thể tránh khỏi. Điều này khiến miệng bị khô, tuyến nước bọt bị suy giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến miệng bị hôi như đã đề cập ở trên.

Nguyên nhân liên quan tới hệ tiêu hóa


  • Người bị viêm họng hạt mạn tính, viêm amiđan, đặc biệt là viêm amiđan hóc mủ mạn tính, ung thư họng cũng khiến miệng có mùi hôi.
  • Ợ chua, trào ngược nước chua từ bao tử trở về thực quản, thoát vị khe thực thanh quản, hẹp môn vị khiến miệng ít nhiều bị hôi.

Nguyên nhân do ăn uống

Một số loại thực phẩm gây ra mùi hôi tạm thời trong miệng như hành, tỏi, các loại rau có mùi, rượu bia. Các loại thực phẩm này sau khi hấp thụ sẽ bay hơi mùi theo hơi thở qua mũi miệng, thậm chí qua mồ hôi gây nên mùi khó chịu ra xung quanh.

Nguyên nhân do thuốc


  • Một số thuốc có tác dụng phụ có thể khiến miệng bị hôi như thuốc an thần, thuốc chữa parkinson, thuốc lợi tiểu, amphetamines, thuốc cao huyết áp…
  • Hút thuốc lá cũng khiến miệng hôi do làm giảm nước bọt trong miệng.

Và một số nguyên nhân khác


  • Phụ nữ với những thay đổi kích thích tố trong thời kỳ kinh nguyệt sản sinh ra chất hơi có lưu huỳnh thoát qua đường phổi khiến miệng và hơi thở bị hôi.
  • Bệnh tiểu đường sản sinh ra chất ketones và acetones thoát qua đường phổ gây hôi miệng.
  • Suy thận có thể khiến người bệnh có mùi tanh như cá do trimethulamines và dimethulamines.

Điều trị hôi miệng như thế nào?

Trong những nguyên nhân kể trên, có tới 80% nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ những rối loạn trong miệng do vi khuẩn gây nên các bệnh nướu, răng, viêm nhiễm, khô miệng. Do đó, việc loại trừ những vi khuẩn gây hại trong miệng là việc làm đầu tiên mà các nha sĩ thức hiện khi điều trị hôi miệng.

Tùy theo nguyên nhân gây hôi miệng sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

1. Nguyên nhân từ răng miệng:

- Cần để ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách.

- Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ

- Lấy cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.

- Dùng chỉ nha khoa để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.

- Điều trị sâu răng, viêm nướu, các bệnh lý trong miệng.

- Giữ cho miệng ẩm bằng cách uống nước.

- Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo lưỡi nhưng tránh gây cho lưỡi bị thương tích.

- Nếu mang răng giả cần vệ sinh đúng cách bằng các loại kem đánh răng chuyên dụng.

- Đi khám nha sĩ đều đặn 6 tháng một lần để lấy cao răng và khám các bệnh răng miệng.

2. Điều trị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, cắt amidan…

3. Điều trị các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng và các bệnh lý khác của đường tiêu hóa…

4. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, tránh các loại pho mát có mùi nặng. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá…

Các sản phẩm làm thơm miệng có chứa dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng bớt hôi miệng trong thời gian ngắn sau khi dùng, chứ không trị dứt điểm được. Nên dùng nước súc miệng vào buổi tối vì đây là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.

Không có nhận xét nào